Google Ads

Feature Post

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Đôi điều cơ bản về root, recovery, rom,kernel trong android

Share & Comment
Một số bạn mới tiếp xúc với hệ điều hành android sẽ gặp nhiều thuật ngữ mới, sẽ khá lúng túng khi bắt đầu vọc Android. Hôm nay lgvinh - chuyên lg xách tay hàn quốc giá rẻ, chất lượng nguyên bản - sẽ cùng các bạn điểm qua một số thuật ngữ , để khi các bạn bắt đầu vọc máy sẽ có những hiểu biết ban đầu.
Hôm nay lgvinh nghệ an giới thiệu về root, recovery, rom,kernel ... đến các bạn.
ROOT là gì?​
Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị của bạn. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn.Điều này về bản chất sự việc nó giống như việc bạn là người đi thuê nhà và là chủ nhân của một ngôi nhà. Nếu là người đi thuê, bạn chỉ quyền được sử dụng trên những gì mà chủ nhà cung cấp, còn với tư cách là chủ nhân ngôi nhà thì bạn có toàn quyền làm mọi thứ như: sơn nhà, sửa nhà, lắp thêm thiết bị này thiết bị khác… Việc root máy khiến bản trở thành một chủ nhân đích thực.​
Khi bạn root được máy android, bạn sẽ được dùng máy với tài khoản SU (supper user),  nó tương tự như tài khoản Administrator ở windows, nghĩa là bạn có quyền cao nhất , có khả năng thay đổi được hệ thống....
Recovery là gì?​
Theo nghĩa đen, Recovery có nghĩa là Khôi phục. Nói cụ thể hơn nữa là phần khởi động đặc biệt của điện thoại. Bình thường khi máy đang ở trong trạng thái tắt, nếu ta bấm phím nguồn (Power) thì điện thoại sẽ khởi động bình thường vào HĐH, còn nếu ta bấm tổ hợp phím nào đó tùy từng dòng máy (Trong đó có phím nguồn) thì điện thoại sẽ khởi động ở chế độ Recovery.​
Nếu bạn xài windows thì có thể liên tưởng recovery cũng như hệ điều hành MSDos, thường dùng để xử lý sự cố khôi phục hệ điều hành bị lỗi, hoặc cài lại hệ điều hành mới.
Có 2 loại Recovery:​
Stock Recovery: Khi máy mới mua về, chưa bị các bạn vọc vạch sửa chữa gì hết thì chế độ này sẽ là khôi phục lại trang thái mới xuất xưởng.Custom Recovery: Là Recovery đã được độ lại để phục vụ cho một mục đích nào đó. Ví dụ như backup nandroid, flashzip, uprom .....
Up Rom để làm gì? ​
Khi sử dụng máy Android, bạn thường up ROM để mang những tính năng mới lên máy hay giúp tối ưu hóa hoạt động của thiết bị. Rom là gọi tắt , vì up rom có nghĩa là ghi dữ liệu vào rom. Thực chất một bản Rom là một bộ cài hệ điều hành, tương tự bộ cài windows. Nó chỉ dành cho những ai thích vọc vạch, chán cái Rom gốc của NSX (quá nhiều thứ không cần), thích mạo hiểm để tìm kiếm cái gì đó mới hơn, hay hơn.... và còn nhiều nữa.​
Hiểu nôm na Up rom là việc cài đặt hệ điều hành, ví dụ cài win chẳng hạn.
Có 2 loại Rom :​
Stock rom: là rom gốc của NXS, cũng có thể là của nhà mạng.Rom cook: là rom được các lập trình viên tùy biến lại từ stock rom, từ rom của 1 máy khác mà cũng có thể là từ một họ rom khác nhưCyanogen hay MIUI.
Tham khảo thêm bài viết Cơ bản về Recovery : cài rom Zip và Rom Restore
Kernel là gì?
Kernel chính là nhân của hệ điều hành Android, nó chỉ dành riêng cho Android. Những hệ điều hành khác cũng có nhân của riêng nó, iOS, MacOS hay Windows. BlackBerry cũng có một kernel của riêng nó. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới nhân của những thiết bị xử dụng hệ điều hành Android.
Android là hệ điều hành sử dụng nhân Linux, nhưng không phải chính là nhân để chạy hệ điều hành Linux của các thiết bị chạy Linux. Có rất nhiều mã lập trình của Android sử dụng rất riêng so với hệ thống Linux, ví dụ như kernel của Google’s Android sử dụng có chế độ làm việc riêng của nó. Hệ thống lập trình OEMs là ngôn ngữ chủ đạo để viết nên hệ thống cho Kernel, bởi vì nó là phương tiện dùng để lập trình các hệ thống driver cho các phần cứng khác cho các phiên bản khác nhau của Android Kernel. Điều quan trọng của Kernel là kiểm soát và điều khiển phần cứng, hiểu một cách đơn giản, Kernel chính là một mối nối và là “thông dịch viên” giữa phần cứng và phần mềm.
Khi phần mềm cần phần cứng làm một việc gì đó, nó sẽ gửi yêu cần tới bộ vi xử lý và nó sẽ nói “các bạn nói bất cứ cái gì, chúng tôi sẽ đáp ứng cái đó”. Từ trình điều khiển độ sáng màn hình, mức âm lượng, hiệu suất tốc độ của thiết bị, điều khiển xung nhịp CPU. Ngay cả việc bạn di chuyển con trỏ chuột hay ngón tay của bạn lướt trên màn hình cảm ứng… tất cả đều được kiểm soát bởi kernel.
Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn internet.
Lgvinh chuyên ddieenk thoại lg xách tay hàn quốc với các mặt hàng lg lu6200 , lte2 f160 , lte3, optimus g, optimus g pro, optimus gk, optimus g2 giá rẻ, hàng nguyên bản ship trực tiếp từ hàn quốc. Để xem báo giá các mặt hàng lg , mời bạn vào mục Báo Giá trên website.
Tags: , ,

Viết bởi

LGVinh.com không chỉ để quảng bá sản phẩm, mà còn là chỗ để chúng tôi chia sẻ hiểu biết và niềm đam mê của mình về SmartPhone. Cảm ơn bạn đọc và khách hàng của chúng tôi!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

LGVinh song hành công nghệ

- Sản phẩm "Hot" nhất thị trường
- Thủ thuật kinh nghiệm Android phong phú
- Giải pháp phần mềm , phần cứng tiên phong
Copyright © LGV MOBILE SERVICES-0918.658.626 or 0971.418.666| Designed by LGVinh.com - Số 19 , ngõ 58 - Phạm Đình Toái - Vinh
Hotline0971418666